Răng gãy còn chân răng thì nên làm gì? Vừa qua tôi không may bị tai nạn và bị gẫy mất một chiếc răng nhưng vẫn còn chân răng. Tôi muốn phục hình lại răng để duy trì thẩm mỹ và sức nhai nhưng lại lo ngại còn chân răng thì phục hình như thế nào. Bác sĩ tư vấn bọc răng sứ có phải lấy tủy không giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ. (Đình Tuấn- Tp HCM)
Trả lời:
Chào bạn Đình Tuấn,
Chúng tôi chân thành cảm ơn khi bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho nha khoa Đăng Lưu. Theo thắc mắc của bạn là răng gãy còn chân răng nên làm gì, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
---Xem thêm: chảy máu chân răng là thiếu chất gì
Phục hình răng bị gãy còn chân răng bằng cách nào?
Mất răng là tình trạng răng miệng không ai mong muốn, không chỉ làm giảm khả năng ăn nhai, khó khăn khi vệ sinh răng miệng mà còn gây mất thẩm mỹ. Mất răng còn khiến các răng kế cận có xu hướng dịch chuyển, gây nên tình trạng răng mọc lệch lạc, lộn xộn. Phục hình răng chình là giải pháp tốt nhất cho trường hợp răng gãy còn chân răng.
Phục hình răng sứ
Với sự phát triển của nha khoa hiện nay, bạn có thể khôi phục lại được chiếc răng đã bị gãy bằng nhiều cách khác nhau như bọc răng sứ, trồng răng giả cố định hoặc hàm giả tháo lắp. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp nào là phù hợp nhất.
Bọc răng sứ
Chỉ áp dụng khi phần răng còn lại đủ lớn để làm trụ răng. Bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng sau đó chụp một chiếc mão sứ lên trên thân răng. Mão sứ được chế tạo có hình dánh, kích thước và màu sắc tương đồng với răng thật. Giúp phục hình răng cả về chức năng ăn nhài cũng như tính thẩm mỹ cho răng.
Hiện nay có rất nhiều loại răng sứ có ưu điểm nổi trội và có tuổi thọ lâu bền. Ngoài răng sứ kim loại, răng sứ không kim loại được biết đến là răng sứ có thể khắc phục được tất cả những hạn chế của răng sứ kim loại. Chính vì vậy bệnh nhân sẽ có nhiều sự lựa chọn cho mình hơn.
Hàm giả tháo lắp
Nếu chân răn vẫn còn chắc khỏe, tủy răng không bị bệnh, mô nướu không viêm nhiễm thì hàm giả tháo lắp là giải pháp thích hợp nhất với bệnh nhân cao tuổi. Phương pháp này có chi phí thấp, kỹ thuật đơn giản và có thể tháo lắp dễ dàng khi vệ sinh răng miệng.
Hạn chế lớn nhất của hàm giả tháo lắp là chịu lực nhai kém, không có độ cảm biến với mùi vị vì vậy nên sẽ không tạo đươc cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, sau một thười gian sử dụng, hàm
giả dễ bị lỏng làm tổn thương nướu, gây đau rát khó chịu cho người bệnh.
Trồng răng giả cố định
Có hai phương pháp đó là cầu răng sứ và cấy ghép implant:
- Cầu răng sứ: là phương pháp sẽ mài cùi răng của hai răng kế cận răng đã mất để làm trụ răng, sau đó sẽ đắp răng giả lên trên. Cầu răng giúp khôi phục hình dạng răng và giúp ngăn chăn các răng nghiêng vào khoảng mất răng. Sau khi mài răng bác sĩ sẽ lấy dấu hàm và tiến hành chế tạo mão sứ. Labo phục hình sẽ thực hiện cầu răng với nhiều quy trình để làm nên một cầu răng sứ chuẩn và tính thẩm mỹ cao.
- Cấy ghép implant: một trụ bằng titannium được đặt vào xương hàm nhằm thay thế cho răng đã mất. Sau khi implant được đặt vào, xương sẽ tự bám vào quanh thân implant giúp răng dính chặt vào xương hàm giống như răng thật. Implant được thiết kế để nâng đỡ cho một bên răng sứ bến trên, nâng đỡ cho cầu răng.
Mặc dù cấy ghép implant không cần thiết khi muốn phục hình răng gãy còn chân răng vì chi phí cao. Với tình trạng răng của bạn Tuấn, tốt nhất nên đến nha khoa để được khám và bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách phù hợp nhất.
Bài viết trích nguồn tại: lamdepda304.blogspot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
TG: NH