Chế độ ăn uống khi niềng răng là mấu chốt quan trọng giúp bạn giữ gìn những chiếc mắc cài chắc chắn trên răng mà không bị bung tuột đồng thời duy trì lực kéo ổn đinh do đó món ăn cho người niềng răng không hề giống những món ăn thông thường. Vậy niềng răng có đau khôngì và kiêng gì khi niềng răng? Hãy tham khảo một số lời khuyên của nha sỹ ngay dưới đây để biết ăn gì khi niềng răng nhé.
Nên có chế độ ăn uống niềng răng thế nào?
Khi dùng những đồ ăn cứng, thì răng phải vận động mạnh để nghiền thức ăn, khi đó cấu trúc hàm đang trong quá trình chuyển dịch nó sẽ ảnh hưởng theo hướng ngoài vùng kiểm soát của hàm răng, làm cho khay niềng bị đứt hoặc bung ra. Vấn đề bọc răng sứ có ảnh hưởng gì không ai cũng nên tìm hiểu.
Đối với các trường hợp đeo niềng, việc ăn uống cần phải thận trọng hơn và hoạt động ăn nhai cũng gặp khó khăn hơn bình thường. Do đó, người niềng răng luôn phải có chế độ ăn uống tỉ mỉ, chọn lựa những thực phẩm mềm và tốt cho răng miệng, cần ăn chậm nhai chậm và vệ sinh răng miệng một ngày 2 – 3 lần. Có một chế độ ăn tốt sẽ đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Việc thiếu chất vitamin thì lợi dễ chảy máu, chảy máu sau khi niềng răng sẽ khó lành hơn bình thường. Cộng thêm môi trường axit trong khoang miệng mạnh, các enzym phá hủy sự liên kết mô ở phần lợi chân răng. Vi khuẩn tấn công và viêm nhiễm là khó tránh khỏi.
Vì thế, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể được bổ sung đủ chất và răng cũng được hấp thụ tốt hơn.
Niềng răng nên kiêng ăn gì?
Để việc niềng răng diễn ra hiệu quả và an toàn, hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh không cần thiết, bệnh nhân chỉnh nha nên tránh hoặc hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm quá cứng, đòi hỏi phải dùng nhiều lực khi cắn, nhai như: thịt, xương, hay các loại hạt, quả cứng, thực phẩm chế biến sẵn như lương khô… Để tiêu hóa được những loại thức ăn này, răng phải tác động lực tương đối lớn, gây đau mỏi hàm. Các loại khí cụ hỗ trợ được lắp trên bề mặt răng khi đó dễ bị xô lệch, bong tróc thậm chí là tuột khỏi cấu trúc.
- Thực phẩm với độ dai cao như: cá, mực, thịt dạng khô, nội tạng động vật, vỏ bánh pizza… Hay những đồ ăn quá dẻo như: bánh nếp, bánh dày, kẹo dẻo… Quá dai khiến răng phải tác động lực day, nghiến đồ ăn còn quá dẻo dễ khiến thực phẩm dính vào bề mặt răng, mắc vào mắc cài. Cả hai trường hợp này đều không tốt.
- Thực phẩm giòn như: khoai tây chiên, bỏng ngô, cánh gà rán, kẹo giòn… Khi bị nghiền, những loại thực phẩm này sẽ vỡ thành những mảnh nhỏ li ti, dính mắc vào kẽ răng, mắc cài, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, gây phát sinh vấn đề răng miệng, ảnh hưởng đến hiệu quả niềng.
Ngoài ra, đối với những thực phẩm có miếng to nên xắt nhỏ vừa ăn. Khi đó răng không phải “gồng mình” để nhai và tiêu hóa. Khi ăn nên chậm dãi, tác động lực nhai đều đặn, tránh nhai, cắn đột ngột dễ ảnh hưởng đến sự ổn định của các khí cụ hỗ trợ.
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346