Tin mới

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Niềng răng bạn nên lưu ý gì?

Để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi cũng như có được một quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, hiệu quả, chị em cần lưu ý gì? Bài viết bên dưới sẽ giúp chị em giải đáp niềng răng có làm răng yếu đi cùng những thắc mắc về việc mang thai và niềng răng.

Niềng răng có ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Trong thời gian đầu mang thai: Thông báo cho Bác sĩ đang niềng răng biết khi phát hiện mình đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai để Bác sĩ xem xét đưa ra các chỉ định niềng răng, gắn khí cụ, chụp X-quang, nhổ răng... phù hợp.

Trong trường hợp tình trạng sức khỏe của thai phụ không được tốt, ốm nghén quá nặng, sự phát triển của phôi thai không ổn định… Bác sĩ có thể xem xét việc tạm dừng điều trị chỉnh nha, giảm lực siết răng hoặc thậm chí là tháo bớt mắc cài để thai phụ thoải mái và điều dưỡng sức khỏe.


Trong trường hợp sức khỏe cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh, chị em vẫn có thể tiếp nhận những điều trị chỉnh nha bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, Bác sĩ có thể cân nhắc lực siết răng nhẹ nhàng hơn, lưu ý vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng cho thai phụ, hạn chế việc dùng thuốc...

Để đảm bảo an toàn cho phụ nữ đang niềng răng và phát hiện mang thai thì không nên chụp phim, lùi thời gian nhổ răng hoặc tạo lực siết răng quá mạnh sau ba tháng đầu đeo mắc cài. Đối với phụ nữ đang mang thai thì giai đoạn này cực kỳ quan trọng, bất kỳ những vấn đề phát sinh nào ảnh hưởng đến cơ thể của người mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Niềng răng bạn nên lưu ý gì?

Đối với người đang niềng răng, thăm khác răng định kì với bác sĩ là một yêu cầu bắt buộc. Bởi trong những lần hẹn này, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại lực kéo của mắc cài, theo dõi quá trình di chuyển của răng, kịp thời phát hiện ra những vấn đề răng miệng bất thường (nếu có). Thường các buổi hẹn này không kéo dài quá 1 giờ, trung bình từ 1-2 tháng/lần.

 Bạn nên cắt giảm đồ ngọt, các loại thực phẩm có đường và tinh bột vì chúng dễ sinh ra axít gây sâu răng cũng như phát triển các bệnh về lợi. Ngoài ra, hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng, dai vì chúng cũng có thể làm đứt dây cung niềng răng hoặc ảnh hưởng đến lực kéo của dây niềng.


Khi niềng răng, dĩ nhiên việc vệ sinh răng miệng cần được quan tâm kĩ hơn, vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Do đó, hãy tuân thủ lịch chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bản chải thường kết hợp bàn chải kẽ, dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa, đồng thời dùng nước súc miệng thường xuyên.

Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Niềng răng bạn nên lưu ý gì? 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top