Trồng răng khi còn chân răng là phương pháp được nhiều người áp dụng để phục hình răng thẩm mỹ. Răng bị gãy dù là do nguyên nhân nào gây ra thì cũng đều gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Chính vì vậy, trồng răng là giải pháp tối ưu. Vậy trồng răng thẩm mỹ khi còn chân răng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trồng răng với phương pháp bọc răng sứ* |
Phương pháp trồng răng khi còn chân răng
Khi răng bị gãy, bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và có phương pháp khắc phục hiệu quả. Nếu răng bị gãy nhưng còn chân răng thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ, đây chính là giải pháp trồng răng khi còn chân răng an toàn và hiệu quả, được nhiều người áp dụng hiện nay.
Trồng răng với phương pháp bọc răng sứ được áp dụng phổ biến tại các phòng nha, phần chân răng sẽ được bác sĩ mài đi một phẩn, tỉ lệ vừa phù hợp để làm cùi răng nâng đỡ mão răng sứ. Sau đó, răng sứ sẽ được phủ lên có hình dáng, màu sắc và kích thước giống với các răng còn lại trên cung hàm.
Với các loại răng sứ hiện đại như ngày nay, trong đó phải kể đến là răng sứ toàn sứ thì không chỉ đảm bảo ăn nhai tốt mà còn có hiệu quả thẩm mỹ cao. Răng sứ có màu sắc trắng sáng tự nhiên, độ bền chắc cao, tuổi thọ trên 20 năm nếu chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
Đối với những trường hợp răng bị gãy nhưng phần chân răng còn ít, không đủ vững chắc để làm cùi răng thì buộc bác sĩ phải nhổ bỏ và trồng lại răng mới với răng implant.
Trồng răng tại nha khoa uy tín* |
Quy trình trồng răng khi còn chân răng
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, đánh giá mức độ bảo tồn răng bị gãy còn chân răng. Nếu phần chân răng thật còn khoảng 1/ 3 hoặc ½ thì bọc răng sứ là giải pháp phục hình thẩm mỹ tối ưu, nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai như răng thật.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Làm sạch khoang miệng, phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng nếu có để tránh gây ra biến chứng sau khi bọc răng sứ.
Bước 3: Mài cùi và lấy dấu hàm
Thực hiện mài cùi răng đúng tỉ lệ, sau đó tiến hành lấy mẫu dấu hàm và gửi về phòng labo để thiết kế mão răng sứ phù hợp.
Bước 4: Gắn răng sứ
Răng sứ sau khi chế tạo xong sẽ được gắn lên, bác sĩ cần đảm bảo sao cho mão răng sứ ôm sát cùi răng, không xảy ra tình trạng vênh hay cộm.
Trồng răng khi còn chân răng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, có cơ sở kỹ thuật hiện đại. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích.
TG: VT