Răng bị mẻ có trám được không? Theo các số liệu thống kê, có đến 85% người có răng bị mẻ đều là một nỗi ám ảnh với họ. Bởi răng mẻ không chỉ gây đau nhức, giảm khả năng ăn nhai mà còn khiến họ mất tự tin khi giao tiếp. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, tình trạng này rất dễ xảy ra do răng miệng trong thời kỳ mang thai rất yếu. Vậy, trám răng mẻ khi đang mang thai có được không?
Bà bầu răng bị mẻ có trám được không?
Khi mang thai, phụ nữ có sự thay đổi về hocmonne sẽ khiến cho nướu bị sưng, tạo ra sự tích tụ của chất vôi và lây nhiễm vi khuẩn, dễ dàng dẫn đến tình trạng sâu răng hay viêm nướu. Một số thay đổi sinh lý khác như thèm một số thức ăn chua hoặc quá ngọt, nước ngọt có ga cộng thêm ăn nhiều lần trong ngày nên rất dễ bị sâu răng dẫn đến mẻ răng, răng có lỗ hổng.
Ngoài ra, do các mẹ thường bị nôn ói, chính vì điều này làm thay đổi môi trường pH trong khoan miệng, làm xáo trộn khả năng tự bảo vệ khiến răng dễ phát sinh bệnh lý, răng yếu hơn bình thường nên chỉ cần va chạm nhẹ là có thể bị vỡ mẻ dễ dàng. Vậy răng bị mẻ có trám được không?
Trám răng bị mẻ khi mang thai nên hạn chế* |
Trong 9 tháng mang thai, 3 tháng đầu mẹ phải kiêng cử nhiều thứ do thai còn mới rất dễ sảy dù chỉ là tác động nhẹ. Ngoài ra, 3 tháng đầu thai nhi đang phát triển các cơ quan trong cơ thể, cần tránh những tác động có nguy cơ cao liên quan đến đường máu và sức khỏe của mẹ nói chung. Khám răng, trám răng hay bất kỳ phương pháp nha khoa nào đều cần tránh trong giai đoạn này.
3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển hoàn chỉnh, em bé lớn nhanh chèn ép khó chịu cho mẹ, đặc biệt khi phải đi lại hay nằm trong thời gian lâu. Mà quá trình trám răng cần phải thăm khám nhiều lần, nằm lâu trên ghế nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trám răng.
Ngoài ra, tâm lý chung của mẹ bầu đều lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, vì vậy bất kỳ ác động nào ảnh hưởng đến cơ thể của mẹ cũng đều có nguy cơ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Nếu tính trong khoảng thai kỳ an toàn nhất, mẹ bầu nên đi khám và trám răng ở thai kỳ tháng 4 đến tháng 7. Lúc này, thai đã ổn định và thích nghi với cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, cần thông báo cụ thể tình hình mang thai, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi cho bác sĩ để có kế hoạch điều trị an toàn.
Lưu ý để trám răng bị mẻ khi mang thai an toàn
Tuy 3 tháng giữa là thời điểm thích hợp để trám răng nhưng bất cứ khi nào bạn thấy tình trạng nguy hiểm, bị đau nhức, bị giắt thức ăn thường xuyên gây khó chịu hoặc gây chảy máu,… thì có thể xin thăm khám của bác sĩ mà không cần phải đợi qua 3 tháng đầu hoặc cố chịu khi đang ở những tháng cuối.
Cần thăm khám kỹ lưỡng trước khi trám răng* |
Nên nhớ rằng, dù răng bị mẻ có trám được không ở thời điểm nào cũng phải thực hiện ở địa chỉ tốt nhất và trải qua thăm khám kỹ lưỡng từ bác sĩ nha khoa. Nên có sự hướng dẫn và điều trị của bác sĩ giỏi, trám răng đúng thời điểm và phải tái khám định kỳ sau khi đã thực hiện xong.
Ngavvt